Tiếng hót | Birdsong
một triển lãm cá nhân của | a solo exhibition by TRẦN TRUNG TÍN
Time & Location
Oct 20, 2023, 6:00 PM – Dec 17, 2023, 7:00 PM
Manzi Exhibition Space, 2 Ng. Hàng Bún, Nguyễn Trung Trực, Ba Đình, Hà Nội, Vietnam
About the Event
Manzi cùng Blue Space Gallery xin trân trọng giới thiệu một triển lãm đặc biệt của Trần Trung Tín với tên gọi ‘Tiếng hót’ nhân kỷ niệm 90 năm ngày sinh của ông.
Khai mạc: 18h00 thứ Sáu ngày 20 tháng 10 năm 2023
Trưng bày: 11.00 - 19.00 (thứ Ba - Chủ Nhật) từ 21 tháng 10 đến 17 tháng 12 năm 2023
Manzi Exhibition Space, 2 ngõ Hàng Bún, Ba Đình, Hà Nội
Vào cửa tự do.
Trần Trung Tín (1933 - 2008) - một con người tài hoa với cuộc đời lạ lùng, đến với hội họa bởi những xô đẩy từ nỗi thất vọng và bi kịch lý tưởng, giữa tình cảnh bế tắc không thể cất lời - ông bắt đầu vẽ. Cú bẻ ngoặt của số phận ấy đã gắn hội họa vào gần cả cuộc đời của Trần Trung Tín và cũng khiến ông trở thành một thứ ánh sáng dị thường bậc nhất của hội họa Việt Nam
Vẽ để được cứu rỗi, được trải lòng
Vẽ để tránh câm lặng và bỏ cuộc
Vẽ để tìm thấy mình, giữ lấy mình
"Vẽ để vượt lên thời khủng khiếp mà tất cả chúng tôi đang sống" (Tự Huy)
Có lẽ từ hoang mang và thất vọng, một sức mạnh mới đã bừng nở; Có lẽ khi điều gì đó đang sụp đổ, một điều gì khác nữa cũng được xây lên, dẫu trong đơn độc và tĩnh lặng nhưng thuần khiết và chân thật đến tận cùng.
Gồm loạt tác phẩm trừu tượng và phỏng thực (figurative) trên giấy báo và giấy ảnh, ‘Tiếng hót’ là triển lãm cá nhân thứ hai của Trần Trung Tín tại Hà Nội (sau triển lãm đầu tiên ‘Bi kịch lạc quan’ cách đây đúng 10 năm). Đây gần giống một sự trở về Hà Nội - một thành phố ông đã "hơn một lần thương yêu" (lời của Trần Trung Tín trong bức điện tín gửi Xưởng phim truyện Việt Nam 1975), bởi hầu hết các tác phẩm trưng bày lần này đều được sáng tác trong khoảng thời gian 1969 - 1973 khi ông quyết bám trụ lại thành phố (thay vì đi sơ tán, bất chấp những oanh tạc ác liệt của thời chiến).
Đây cũng là lần đầu, loạt tranh trừu tượng đầy tính thể nghiệm của Trần Trung Tín được giới thiệu tới người xem Hà Nội. Loạt tranh này thuộc giai đoạn sáng tác đầu tiên của ông, ra đời bên ngọn đèn dầu, trong tầng hầm căn nhà cổ, giữa những đợt mưa bom bão đạn. Trần Trung Tín, người chưa từng học qua bất kỳ trường lớp đào tạo mỹ thuật nào, dường như đã đi xa hơn thế hệ của mình, đã tìm ra được “một ngôn ngữ thị giác riêng hết sức độc đáo, tự do về hình thức biểu đạt, tinh tế trong sáng tạo màu sắc” (trích lời Sherry Buchanan, tác giả cuốn sách 'Tran Trung Tin: Paintings and Poems from Vietnam' - Trần Trung Tín: Tranh và thơ từ Việt Nam)
Khác với loạt tranh phỏng thực (figurative) trên giấy báo đã gây tiếng vang lớn và khiến tên tuổi Trần Trung Tín vụt sáng, trong đó những hình tượng cụ thể, giàu ẩn dụ (thiếu nữ, súng, hoa, con chim, ... ) kể lại một hiện thực bị kiềm tỏa và những chấn thương tâm lý thời hậu chiến; loạt tranh trừu tượng của Trần Trung Tín trong thập niên 70 dường như có một tinh thần ấm áp và phong phú hơn. Trong cái thê thảm của chiến tranh, với sự mạnh mẽ về màu sắc và tự do trong đường nét, tranh của Tín vẫn sáng rỡ lên những lạc quan và trong sáng đến lạ kỳ, như thể đang cấu thành một nơi trú ẩn tinh thần, ‘một thánh đường thị giác tự tạo’ của chính ông.
Ngoài các tác phẩm trừu tượng, triển lãm lần này cũng giới thiệu loạt tranh phỏng thực được Trần Trung Tín sáng tác trong quãng thời gian 1972-1975 tại Hà Nội. Ở đây, với những ‘Em Hà Nội’, ‘Con mèo của tôi’, ‘Vệ nữ Cam’, ‘Đình Hà Nội’... màu và nét được sử dụng một cách hoàn toàn nguyên sơ (một thứ “𝒎𝒂̀𝒖 𝒕𝒓𝒐̛̀𝒊 𝒄𝒉𝒐”- Bùi Xuân Phái) Trần Trung Tín đã kể lại nỗi buồn và sự cô đơn một cách thật dịu dàng.
Hơn nửa thế kỷ trước, có một tiếng hót đã cất lên, một tiếng hót cô đơn từng rơi vào câm lặng, nhưng lại là những trang nhật ký ghi chép chân thực nhất, bởi vậy mang một sức mạnh rung cảm khó cưỡng. Trần Trung Tín, cuộc đời ông, nghệ thuật của ông đã dũng cảm ôm lấy, níu lại những gì người ta đã buộc phải bỏ rơi để thích nghi với thời cuộc. Con chim lạ, lạc miền, lạc thời, giờ đây vẫn cất lời, để “Chân lý không bị hành hình / Cái đẹp không bị vùi chôn…” (*) trao tiếng nói và đưa lại ký ức cho những gì từng bị chối từ, bị xóa bỏ bởi chiến tranh và xoay vần của lịch sử.
_____
(*) Hai câu từ một bài thơ của Trần Trung Tín viết năm 1964
========
𝗧𝗿𝗮̂̀𝗻 𝗧𝗿𝘂𝗻𝗴 𝗧𝗶́𝗻 (1933 - 2008), quê ở Bến Tre, tham gia chiến khu chống Pháp khi mới 12 tuổi. Năm 1954, ông tập kết ra Hà Nội và được tuyển thẳng vào trường Điện ảnh Việt Nam khóa đầu tiên, trở thành diễn viên, phát thanh viên Đài tiếng nói Việt Nam, và phó đạo diễn điện ảnh. Năm 1969 ông bắt đầu vẽ. Năm 1975, ông chuyển về sinh sống tại tp. Hồ Chí Minh.
Trần Trung Tín có triển lãm cá nhân đầu tiên của mình tại Bảo tàng Nghệ thuật Singapore vào năm 2001. Ông cũng là họa sĩ Việt Nam đầu tiên được mời tham dự triển lãm tại Bảo tàng Anh Quốc tại London năm 2002, sau đó là năm 2007. Ngoài ra, tác phẩm của ông còn tham gia nhiều triển lãm quốc tế tại Mỹ, Pháp, Anh, Thái Lan, Singapore, Nhật... và thuộc về nhiều bộ sưu tập lớn. Năm 2013, 5 năm sau ngày mất, vợ của ông - bà Trần Thị Huỳnh Nga đã tổ chức một triển lãm cá nhân cho ông tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam.
========
𝗕𝗹𝘂𝗲 𝗦𝗽𝗮𝗰𝗲 𝗚𝗮𝗹𝗹𝗲𝗿𝘆 (Trung tâm Nghệ thuật đương đại Không gian Xanh) được sáng lập bởi bà Trần Thị Huỳnh Nga vào năm 1996; ban đầu hoạt động trong hình thức hợp tác với Bảo tàng Mỹ thuật TP. Hồ Chí Minh. Từ năm 1997, được Quỹ Ford chính thức tài trợ, ‘Không Gian Xanh’ liên tục thúc đẩy những thực hành thử nghiệm qua việc tổ chức triển lãm hàng tháng cho nghệ sĩ trẻ hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau, từ Bắc vào Nam và cả quốc tế. Không ít người trong số họ ngày nay được công nhận trong cả bối cảnh nghệ thuật trong nước và quốc tế, bao gồm: Jun Nguyen Hatsushiba, Nguyễn Minh Thành, Nguyễn Văn Cường, Lê Thừa Tiến, Mai Anh Dũng, Bùi Công Khánh, Ly Hoàng Ly, Nguyễn Thị Châu Giang, Nguyễn Sơn, Nguyễn Thái Tuấn, Bùi Hải Sơn …
‘Không gian Xanh’ còn mở rộng trao đổi quốc tế thông qua các hoạt động hội thảo, workshop và trại sáng tác về nghệ thuật trình diễn, sắp đặt.
Năm 2007, vì lý do sức khỏe, bà Nga tạm ngưng các hoạt động trại sáng tác và thử nghiệm của ‘Không Gian Xanh’.
➖◻️➖◼️➖◻️➖◼️➖◻️➖◼️➖◻️➖◼️
𝐁𝐈𝐑𝐃𝐒𝐎𝐍𝐆 - 𝐚 𝐬𝐨𝐥𝐨 𝐞𝐱𝐡𝐢𝐛𝐢𝐭𝐢𝐨𝐧 𝐛𝐲 𝐓𝐫𝐚̂̀𝐧 𝐓𝐫𝐮𝐧𝐠 𝐓𝐢́𝐧
Manzi and Blue Space Gallery are pleased to present an extraordinary exhibition by Trần Trung Tín entitled ‘Birdsong’ on the occasion of the late artist’s 90th birthday anniversary
Opening: 06.00 PM Friday 20 October 2023
On display: 11.00 AM - 07.00 PM (Tue - Sun) from 21 Oct until 17 Dec 2023
Venue: Manzi Exhibition Space, 2 ngõ Hàng Bún, Ba Đình, Hanoi
Free Entrance
Trần Trung Tín (1933 - 2008), a talented man with an exceptional life born into a bizarre epoch, had started painting merely as a way to go through the aftermath of an ideological crisis. Stuck in the extreme disillusionment and suppression, forbidden to speak up his thoughts or write out his opinions, Trần Trung Tín began to draw. In such a strange twist of fate, the used-to-be actor/announcer/film screenwriter then spent the entire last half of his life painting ceaselessly and quietly, and unexpectedly became the most absurd and brilliant phenomenon of Vietnamese art.
He painted to release himself from all the suppression,
to seek salvation,
to break the silence,
to not get lost or give up,
to hold onto his true self, with all its essence and ethos
… he painted in a struggle “to overcome the atrocious era we were all living in” (said by director Tự Huy - a friend of Trần Trung Tín)
Perhaps from chaos of all confusion and disappointment, a new strength would blossom; amid the destruction and collapse new construction would arise, as always, though isolated and muted yet absolutely pure and truthful
The exhibition ‘Birdsong’ at manzi will display over 30 artworks painted on newspaper and photographic paper including both figurative and abstract series. This is the second solo show by Trần Trung Tín in Hanoi (the first one ‘Optimistic Tragedy’ was held ten years ago), naturally it has a sense of home-coming, for most of the displayed works were painted in Hanoi during the years of 1969 - 1973. The period is the peak time of the bombing and airstrike in North Vietnam during the war, and Trần Trung Tín, despite the order to evacuate from the dangerous area, persisted to stay inside the city; then under the bombshelter he painted these works. Coming back here after half of decade, they just like an alternative way the late artist kept his promise to ‘𝑟𝑒𝑡𝑢𝑟𝑛 𝑡𝑜 𝐻𝑎𝑛𝑜𝑖 - 𝑡ℎ𝑒 𝑐𝑖𝑡𝑦 𝐼 ℎ𝑎𝑣𝑒 𝑙𝑜𝑣𝑒𝑑 𝑚𝑜𝑟𝑒 𝑡ℎ𝑎𝑛 𝑜𝑛𝑐𝑒’ (excerpt from Trần Trung Tín’s telegram to Vietnam Feature Film Studio, after moving back to Saigon in 1975)
‘Birdsong’ also marks the first time his experimental series of abstraction has been introduced publicly. Unlike the figurative series with the idiomatic symbolism that made the artist well-known internationally: the metaphoric images of the girl, rifle, flower, bird,... unveiling a oppressed reality and post-war traumas in bleak gloomy palettes ; his abstract series in the 70s is likely to be in warmer shade and a more lighthearted spirit. Amidst the tragic darkness of war, with the strength of color and freedom of lines, Tin's paintings still shine with strange optimism and innocence, as if ‘meditative retreats’ to ‘a self-created visual sanctuary from the war raging outside.’
In addition to the abstract body of works, this exhibition also features some figurative paintings he drew in the years of 1972-1975. Here, with 'The little girl of Hanoi', 'My Cat', 'Orange Venus', 'Hanoi Communal House'... shades and strokes are applied in a completely primitive and pristine style (artist Bùi Xuân Phái appraised Trần Trung Tín as a natural - born master of colors). The sadness and solitude thus, effortlessly oozed out in a gentle yet haunted & powerful way.
Trần Trung Tín, with all of the choices of his life, and his art courageously embraced and preserved what people of his time had been forced to abandon to survive and adapt to the chaotic era. That strange audacious bird, the outsider of his land, his time, amazingly is still singing by now, as "𝑇𝑟𝑢𝑡ℎ 𝑐𝑎𝑛𝑛𝑜𝑡 𝑏𝑒 𝑒𝑥𝑒𝑐𝑢𝑡𝑒𝑑 / 𝐵𝑒𝑎𝑢𝑡𝑦 𝑐𝑎𝑛𝑛𝑜𝑡 𝑏𝑒 𝑏𝑢𝑟𝑖𝑒𝑑..." (*), giving voice to the muted and recalling memories of what once denied, erased by war and historical turbulences
____
(*) From a poem Trần Trung Tín wrote in 1964
➖➖➖➖
Trần Trung Tín (b.1933, from Ben Tre), joined the Resistance against the French at the age of 12. In 1954, he gathered in Hanoi and was directly recruited into the first course of the Vietnam Film School, then worked as an actor, a screenwriter for some propaganda films ; he was also an announcer for the Voice of Vietnam radio. In 1969 he started drawing. In 1975, he moved to Ho Chi Minh city and lived there until he died in 2008.
Trần Trung Tín had his first solo exhibition at the Singapore Art Museum in 2001. He was also the first Vietnamese artist invited to exhibit at the British Museum in London in 2002, then 2007. His works also participated in many international exhibitions in the US, France, England, Thailand, Singapore, Japan... and are included in many large art collections. In 2013, 5 years after his death, his wife - Mrs. Tran Thi Huynh Nga organized a solo exhibition for him at the Vietnam Fine Arts Museum.
========
Blue Space Contemporary Art Center, was founded in 1996 by Mrs. Trần Thị Huỳnh Nga, first operated in collaboration with the Ho Chi Minh Museum of Fine Arts. Since 1997, with funding from the Ford Foundation, ‘Blue Space’ has continually propelled experimentation in the arts through monthly exhibitions for young artists from a variety of backgrounds, from the North to South and also from outside the country. Many of them today are honored in the art scene: Jun Nguyen Hatsushiba, Nguyễn Minh Thành, Nguyễn Văn Cường, Lê Thừa Tiến, Mai Anh Dũng, Bùi Công Khánh, Ly Hoàng Ly, Nguyễn Thị Châu Giang, Nguyễn Sơn, Nguyễn Thái Tuấn, Bùi Hải Sơn, to name a few. ‘Blue Space’ also promotes international exchanges through conferences, workshops, and art camps focusing on performing art and installation. Since 2007, ‘Blue Space’ has been halting the experimental side of their activities due to Huỳnh Nga’s health.